Thương mại và dịch vụ Kinh_tế_Nhật_Bản

Thương mại và dịch vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch vụ chiếm 73,3% GDP của nước này.

Thương mại

Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55 nghìn tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập khẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với Nhật đã khiến nhiều nước lo ngại. Các nước này cho rằng Nhật Bản đã dựng lên các rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để giải quyết vấn đề này, ví dụ như trong vòng 20 năm qua hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trồng lúa ở các nước khác có thể bán được sản phẩm của họ ở Nhật.

Dịch vụ

Một khu trung tâm mua sắm ở Yokohama.

Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệp. Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trídu lịch tăng trưởng mạnh mẽ.

Mua sắm

Số lượng lớn những người làm việc trong các ngành dịch vụ là sự phản ánh về xã hội tiêu dùng của Nhật Bản. Người Nhật rất thích mua sắm; trên thực tế, việc mua sắm đang được xem như một thứ tôn giáo hiện đại của nước này. Vào mỗi Chủ nhật, tại nhiều đại lộ, ô tô không được lưu thông để những đoàn người mua sắm có thể đi lại dễ dàng hơn. Dù vậy, vào giờ nghỉ trưa của các ngày chủ nhật, việc mua bán tại siêu thị có thể bị chậm lại.

Nỗi ám ảnh mua sắm kể trên là kết quả từ sự thịnh vượng của Nhật Bản – khi đất nước trở nên phồn vinh hơn thì người dân có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Trong thập niên 1960, ba thứ tài sản quý giá, tính trên bình quân số hộ là máy giặt, tủ lạnhti vi. Đến thập niên 1980, ba thứ này nhường chỗ cho xe hơi, máy điều hoàti vi màu. Những hàng hoá khác như piano, giường kiểu phương Tây, điện thoại di độngmáy tính xách tay đã trở nên phổ biến. Mặc dù trang phục truyền thống như áo kimono đã thông dụng trở lại nhưng người Nhật bây giờ hầu hết là mặc trang phục phương Tây như quần jeans, áo khoác và áo thun.

Ngành du lịch

Người Nhật là một trong những dân tộc ưa thích du lịch nhất trên thế giới và dành một phần đáng kể trong thu nhập khả dụng của họ cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài. Thế nhưng ngành du lịch trong nước của Nhật Bản lại không mấy thu hút khách nước ngoài. Năm 2003, có đến 13,30 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài trong khi chỉ có 5,21 triệu du khách đến Nhật Bản. Năm 2002, nước này xếp thứ 32 trên thế giới về du lịch nội địa, thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á như SingaporeMalaysia. Hiện nay, hầu hết khách du lịch tới Nhật Bản là người Đài Loan, Mỹ, Hàn QuốcAnh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Nhật_Bản http://edition.cnn.com/2011/BUSINESS/02/13/japan.e... http://www.tuanvietnam.com/cong-nghiep-keihin-nhat... http://www.zuljan.info/articles/0302wwiigdp.html http://www.mof.go.jp/english/international_policy/... http://www.mof.go.jp/english/international_policy/... http://www.stat.go.jp/english/data/roudou/results/... http://www.doingbusiness.org/data/ExploreEconomies... http://www.oecd.org/dac/development-aid-rises-agai... http://hdr.undp.org/en/2018-update http://hdr.undp.org/en/composite/IHDI